Hàn hồ quang điện là phương pháp hàn điện được sử dụng rộng rãi trong sản xuất, trong nhà máy, xưởng tư nhân thì hàn hồ quang không thể thiếu trong các phương pháp hàn với ưu điểm là chi phí rẻ, dễ hàn và tốc độ hàn nhanh. Nhưng đối với nhiều người mới làm quen với hàn hồ quang hoặc không thường xuyên hàn hồ quang thì để có một mối hàn đẹp và đảm bảo chất lượng là một điều không dễ. Đặc biệt là tư thế hàn sao cho đúng. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ với các bạn tư thế hàn hồ quang đúng nhất.

Tư thế hàn 1G với máy hàn hồ quang tay
- Chúng ta sẽ sử dụng máy hàn que để thực hành cho bài hướng dẫn này, khi bắt đầu vào hàn chúng ta cần làm sạch miếng phôi, đường kính phôi, đối với phôi 5 li chúng ta không cần vát mép.
- Về khe hở từ 1-2 mm, về que hàn phải chọn que hàn 302. Để chuẩn bị quá trình hàn bằng giáp mối chúng ta cần phải chuẩn bị dòng điện phù hợp với vật hàn.
- Với máy hàn Jasic ARC 200 chúng ta điều chỉnh dòng điện từ 120 – 142. Phương pháp hàn ở đây chúng ta sẽ thực hiện phương pháp hàn răng cưa vòng tròn lệch.
Bước 1: Đính giá
Bước 2: Tiến hành hàn:
Trong quá trinh hàn chúng ta chú ý phải duy trì chiều dài hồ quang ổn định, tốc độ di chuyển hợp lý như đã hướng dẫn ở bài trước để tránh các khuyết tật, cháy chân chúng ta cần dao động đều tay không được quá nhanh ở các vị trí hiên để tránh các khuyết tật trầy lãng, không để dòng điện quá lớn, không để dòng điện quá thấp khiến mối hàn không ngấu.
Bước 3:
Gõ xỉ chúng ta tiến hành làm sạch các lớp xỉ bên ngoài cho mối hàn được sạch sẽ Tiếp theo chúng ta đến với bài hướng dẫn hàn 2G.

Các tư thế hàn cho người mới học
Bài 2G này sẽ khó hơn bài 1G vì việc kiểm soát tốt hơn dòng điện nóng chảy trong quá trình hàn Tương tự như hàn 1G thì hàn 2G cần có lưu ý hồ quang cần phải ổn định, cần dao động đều tay các tiêu chuẩn kỹ thuật đúng tương tự như hàn 1G. Tuy nhiên sự khác biệt của hàn 2G là chúng ta hàn ngang cần sự trợ giúp của các thị bị giá đỡ, còn hàn 1G thì chúng ta cho vật hàn tiếp xúc dưới mặt đất hoặc ở trên mặt bàn bằng gạch để tránh hiện tượng giật điện.
- Tiếp sau đây là chúng ta đến với tư thế hàn góc, 1F, 2F, theo tiêu chuẩn của mỹ hàn góc được ký hiệu là F . Hàn 1F là một tư thế hàn rất dễ ít cần phải khống chế nên dễ dàng hàn dành cho người mới bắt đầu.
- Hàn 2F là tư thê hàn khó hơn hàn 1F vì chúng ta cần phải điều chỉnh độ nóng chảy Tuy nhiên, sau đây là một bài thực hành trực diện để mọi người có thể nắm rõ hơn.
Bước 1: chuẩn bị tấm tôn dày 5 – 8 li, kích thước 250 x 300 để làm bề mặt ghế Chuẩn bị 4 thanh thép chữ V dùng để làm chân ghế, và 4thanh thép khác để làm gân ghế
Bước 2: Tiến hành hàn Hàn 4 gân ghế vào mặt sau của bề mặt ghế Tiếp theo tiến hành hàn 4 chân
Bước 3: tiến hành hàn hoàn thiện chiếc ghế.

Bài viết này là hướng dẫn các tư thế hàn và thực hành hàn một chiếc ghế để các bạn có thể dễ dàng tạo ra một sản phẩm như ý Còn chần chừ gì nữa hãy đến với Nam Vượng để mua ngay 1 chiếc máy hàn để thỏa sức sáng tạo và tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt nhất.